Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi
27/08/2014

 

Ngày 06/8/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyếtđịnh số 3465/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt  Đề án“Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” tại3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

 

Theo đó, mục tiêu chung của Đề án nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,giá trị cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn) theo hướngcông nghiệp, hiện đại, gắn khai thác với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,hài hòa lợi ích giữa ngư dân và doanh nghiệp; đồng thời khai thác hiệu quả, bềnvững nguồn lợi làm cơ sở để nhân rộng cho các nhóm đối tượng khác.

Cụ thể, đến năm 2016, sản lượng cá ngừ vây vàng, mắt to cho phép khaithác tối đa 19 nghìn tấn/năm; sản lượng cá ngừ vằn đạt 50 nghìn tấn/năm. Số tàukhai thác cá ngừ bằng nghề câu là 1.940 chiếc, 1.400 tàu khai thác bằng nghề lướivây, 1.000 tàu khai thác bằng nghề lưới rê, 135 tàu dịch vụ hậu cần. Giảm tổnthất sau thu hoạch xuống dưới 15%; 100% ngư dân trực tiếp khai thác cá ngừ đượcđào tạo kỹ thuật khai thác, kỹ thuật sơ chế, bảo quản cá ngừ tiên tiến.

Đến năm 2020, sản lượng cá ngừ vây vàng, mắt to cho phép khai thác tốiđa 21 nghìn tấn/năm. Sản lượng cá ngừ vằn đạt 70 nghìn tấn/năm. Giảm tổn thấtthu hoạch xuống dưới 10%.

Nhiệm vụ chủ yếu của đề án tập trung phát triển đội tàu khai thác cá ngừtheo hướng hiện đại, trong đó đóng mới tàu khai thác và tàu dịch vụ cá ngừ hiệnđại bằng vỏ thép, vật liệu mới và vỏ gỗ đối với tàu trên 400CV theo thiết kế mẫu.Nâng cấp, cải hoán tàu khai thác, tàu dịch vụ phục vụ khai thác cá ngừ đạidương; chú trọng đầu tư, nâng cấp máy tàu từ 400CV trở lên…

Xây dựng, ban hành quy chế và triển khai thực hiện tổ chức thí điểm cácmô hình liên kết theo chuỗi giá trị tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòatrên cơ sở lựa chọn doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá ngừ có thị trường xuấtkhẩu tốt để ưu tiên liên kết với các đội tàu được tổ chức theo mô hình tổ độiliên kết sản xuất trên biển nhằm sản xuất theo nhu cầu và định hướng thị trường.

Đồng thời, xây dựng đồng bộ cơ sở dịch vụ hậu cần cá ngừ đại dương như:đầu tư xây dựng, nâng cấp cảng cá ngừ chuyên dụng; quy hoạch, bố trí mặt bằngvà đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần hiện đại, đồng bộ phục vụ khai thác, thu mua,tiêu thụ sản phẩm cá ngừ tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên. Xây dựng trung tâmgiao dịch cá ngừ tại Khánh Hòa gắn với trung tâm nghề cá lớn.

Về giải pháp thực hiện, Đề án nêu rõ cần triển khai đồng bộ một số giảipháp về cơ chế chính sách, đặc biệt là việc triển khai các quy định theo Nghị địnhsố 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/7/2014 và chính sách giảm tổnthất sau thu hoạch trong nông nghiệp tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủtướng chính phủ ban hành ngày 14/11/2003. Bên cạnh đó cần tiếp tục nghiên cứunguồn lợi, dự báo ngư trường, nghiên cứu chuyển giao công nghệ khai thác, bảoquản, chế biến cá ngừ tiên tiến trên tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần; Xây dựnghệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cá ngừ tại các địa phương và tích hợp vớiCSDL của Bộ để thống nhất quản lý và truy xuất nguồn gốc. Tăng cường xúc tiếnthương mại và hợp tác quốc tế về đầu tư, xây dựng và quảng bá thương hiệu cá ngừ…

Việc chọn đối tượng cá ngừ đại dương để tổ chức sản xuất theo chuỗikhông chỉ nhằm phát triển hiệu quả và bền vững nghề khai thác này mà còn tạo sựđột phá, làm tiền đề nhân rộng đối với các đối tượng và nghề khai thác hải sảnxa bờ khác.

 

Nguyễn Nghĩa