Bình Định - Hà Tĩnh: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai địa phương lên tầm cao mới
19/05/2015

 

Nhưtin đã đưa, chiều ngày 16/5, tại thành phố Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợpvới UBND tỉnh Bình Định và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổchức gặp mặt kỷ niệm 55 năm kết nghĩa Hà Tĩnh - Bình Định (1960 - 2015).

 

Hội đàm đánh giá hợp tác 5 năm Bình Định - Hà Tĩnh 2011 - 2015

Tại lễ kỷ niệm, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định- Nguyễn VănThiện và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh  - Võ Kim Cự đã tiến hành ký kết Bản Thỏa thuận hợp tácgiai đoạn 2016 - 2020 nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốcphòng, an ninh của mỗi tỉnh; tiếp tục tăng cường hợp tác trên cơ sở phát huy lợithế của mỗi tỉnh, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập hiện nay.

Trungtâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định xin giới thiệu toàn văn Bản Thỏa thuận hợptác giai đoạn 2016 -2020 giữa hai tỉnh Bình Định và Hà Tĩnh:

1. Về Chính trị

-Lãnh đạo hai tỉnh thống nhất thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền,giáo dục truyền thống trong Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh, đặc biệt là thế hệtrẻ về truyền thống lịch sử, văn hóa, tình nghĩa son sắt, thủy chung giữa haitỉnh.

-Tăng cường các cuộc thăm và làm việc, trao đổi kinh nghiệm giữa các đoàn lãnhđạo cấp cao; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các hội; lãnh đạo các địaphương, các doanh nghiệp của hai tỉnh, nhằm thắt chặt tình nghĩa keo sơn, hợptác phát triển giữa hai tỉnh.        

-Lãnh đạo hai tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng chọn một con đường hoặc côngviên, công trình văn hóa, trường học đặt tên “Hà Tĩnh” tại trung tâm thành phốQuy Nhơn và đặt tên “Bình Định” tại trung tâm thành phố Hà Tĩnh. Các huyện, thịxã kết nghĩa của hai tỉnh cũng đặt tên đường hoặc công viên, công trình vănhóa, trường học tại các phường, thị trấn mang tên huyện, thị xã kết nghĩa.

-Các cơ quan thông tin, truyền thông của hai tỉnh thường xuyên đưa tin về các sựkiện lớn của hai tỉnh; quảng bá và trao đổi thông tin, hình ảnh về các hoạtđộng chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội của hai tỉnh.

2. Về kinh tế - xã hội

-Định kỳ hàng năm tổ chức, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xãhội trên tất cả các lĩnh vực về xây dựng đô thị, cảng biển; phát triển kinh tếđối ngoại như: Kế hoạch - Quy hoạch; Nông - Lâm - Thủy sản, xây dựng nông thônmới; Công Thương; Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo;Y tế; Văn hóa - Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Hạ tầng thông tin và Khoa họccông nghệ; lập tổ điều phối Bình Hà, Quỹ Bình Hà...

-Chỉ đạo ngành du lịch của hai tỉnh quảng bá và kết nối các tour du lịch từ HàTĩnh đến Bình Định và từ Bình Định đến Hà Tĩnh. Tổ chức các hoạt động giao lưuvăn hóa, văn nghệ, thể thao; giới thiệu quảng bá cơ hội, tiềm năng, lợi thế cácbên và phối hợp xuất bản các ấn phẩm về truyền thống, văn hoá và cách mạng, vềthành tựu kinh tế - xã hội, về mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, qua cácthời kỳ.

-Tạo điều kiện, cơ chế chính sách kêu gọi, thu hút, động viên các doanh nghiệplà con em quê hương Bình Định, Hà Tĩnh tìm kiếm thị trường, đầu tư, sản xuấtkinh doanh trên địa bàn hai tỉnh. Kêu gọi, vận động các doanh nghiệp hình thànhQuỹ Hỗ trợ đào tạo phát triển doanh nghiệp.

-Tổ chức đoàn thăm hỏi, động viên, chia xẻ khó khăn và hỗ trợ cho nhau khi cóthiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra đột xuất.



Lễ ký kết biên bản hợp tác 5 năm 2016 - 2020 giữa Bình Định và Hà Tĩnh

3. VềQuốc phòng - An ninh: Phối hợp chặt chẽ, thườngxuyên trao đổi thông tin tăng cường và hợp tác quốc phòng - an ninh, đảm bảotrật tự an toàn xã hội.

4. Tổ chức thực hiện

-Giao các ban Đảng, ban cán sự Ủy ban nhân dân hai tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo cácsở, ban, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp hai tỉnh phối hợp, cụ thể hóacác nội dung ký kết bằng các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện đảmbảo hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triến toàn diện của hai tỉnh và cảnước.

-Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực kết nối các hoạt động kinh tế- xã hội giữa hai tỉnh, thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện hợp tác cho Ủyban nhân dân hai tỉnh biết để chỉ đạo kịp thời; làm đầu mối để triển khai thựchiện các thỏa thuận nêu trên.

-Định kỳ 5 năm 2 lần lãnh đạo hai tỉnh tổ chức đánh giá việc thực hiện các nộidung hợp tác để rút kinh nghiệm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiệnhiệu quả hơn.

Ngoàicác nội dung hợp tác cụ thể nêu trên, trong quá trình triển khai thực hiện nếucó những lĩnh vực hợp tác cần bổ sung hoặc điều chỉnh thì các sở, ban, ngành,đơn vị liên quan của hai tỉnh chủ động bàn bạc để đưa ra nội dung, hình thứchợp tác cụ thể trình lãnh đạo hai tỉnh xem xét, quyết định.

 

Hạnh Nguyên